Menu

Đón năm mới ở Nga được coi là một trong những lễ hội truyền thống trong một năm. Lễ hội đón năm mới ở Nga có gì đặc sắc? Hãy cùng Globaltravel khám phá điều thú vị này trước khi đi du lịch Nga các bạn nhé.

1, Lễ hội đón năm mới ở Nga có gì đặc sắc?

Ở Nga và các nước Đông Âu, lễ Giáng sinh được tổ chức theo lịch Julian (tức là vào ngày 7/1 hàng năm), muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của các nước phương tây khác.

Trước đây, ngày Tết ở Nga diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Từ năm 1700 đã chuyển sang ngày 1/1 đầu năm theo lệnh của Nga hoàng Pie I. Khám phá du lịch Nga 7 ngày vào dịp lễ hội năm mới, bạn thấy sẽ rất nhiều điều thú vị mang đậm chất “Nga”.

le-hoi-don-nam-moi-o-nga-co-gi-dac-sac

Lễ hội đón năm mới ở Nga có gì đặc sắc?

Trong chuyến hành hương 7 ngày đó, chúng tôi đã được kể về nguồn gốc của lễ hội đón năm mới ở Nga là do một người có công đưa nước Nga “hội nhập” với thế giới phương Tây trong đó có việc đón Tết dương lịch, chính là vua Piot Đại đế – vị vua nổi tiếng anh minh trong lịch sử nước Nga.

Tuy nhiên, từ năm 1697 – 1698, ông đã đi khắp châu Âu để học hỏi kinh nghiệm và khi quyết định những vấn đề lớn ông đều tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài. Vì vậy dưới sự trị vì của ông, kinh tế rất phát triển, nghị viện được thành lập, lực lượng hải quân ra đời. Nước Nga trở thành một đế chế hùng mạnh khắp thế giới thời đó.

Là một nét văn hóa đặc trưng, cứ theo phong tục thì lễ hội đón năm mới được diễn ra hàng năm, tổ chức trên khắp lãnh thổ Nga. Nếu có thời gian thì bạn nên đi tour du lich Nga 9 ngay 8 dem vào dịp đón năm mới thì sẽ thỏa sức khám phá nhiều hoạt động đặc sắc nơi đây.

>> Xem thêm: Đi tour du lịch Nga trọn gói – Bạn nên mua gì làm quà?

2, Người Nga đón năm mới như thế nào?

Lễ hội mừng năm mới được xem là lễ hội lớn nhất ở Nga. Người Nga tin rằng cách bạn ăn mừng năm mới như thế nào thì bạn sẽ có phần còn lại của năm như thế đó.

Vì vậy, mọi người đều muốn mặc những bộ quần áo mới, cười và uống cho đến khi bình minh, chụp ảnh, hòa mình với bạn bè và gia đình và có bữa ăn tối ngon miệng. Lễ hội mừng năm mới tại Nga bao gồm một chuyến thăm của Santa Ded Moroz (một ông già Nga giống như ông già Noel) và ánh sáng rực rỡ của cây thông đón năm mới.

le-hoi-don-nam-moi-o-nga-co-gi-dac-sac

Người Nga đón năm mới như thế nào?

Trong chuyến du lịch Nga, chúng tôi được biết, vào ngày này, mọi nhà đều bày những cây thông năm mới tuyệt đẹp và làm món bánh nướng cổ truyền (Kulebeak). Suốt đêm giao thừa, người dân ăn uống, múa hát, chúc sức khỏe và tặng quà cho nhau.

Theo phong tục, một cây thông to sẽ được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Moscow). Đây là “cây thông năm mới số 1” của nước Nga và trở thành địa điểm vui chơi của thiếu nhi khắp cả nước.

đón năm mới ở nga

Không khí đón năm mới ở Nga

Đến 12h đêm giao thừa, ông già Noel sẽ xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng, vai mang theo túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông (đặc trưng nữa trong ngày Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em).

Bên cạnh đó, người Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise, cà rốt và khoai tây. Đầu năm mới, người dân Nga có phong tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.

3, Một số văn hóa của người Nga trong những ngày năm mới

Trong tour du lich Nga 8 ngay 7 dem, chúng tôi được hướng dẫn viên thuyết minh về văn hóa của người Nga trong những ngày năm mới thì biết được. Vào khoảng thời gian trước năm 1700, nước Nga đón Tết vào ngày 1/9 và gọi là lễ Mùa thu.

Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong ba ngày là mùng 7-8-9 tháng 1. Trước Giáng sinh người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật.

đón năm mới ở nga

Một số văn hóa của người Nga trong những ngày năm mới

Trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên.

Đặc biệt, trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh những đống lửa lớn vì họ cho rằng lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo.

Sau khi vua Piot Đại đế thay thế ngày đón năm mới và sử dụng hình phạt nặng đối với những người “hoài cổ” còn lén lút tổ chức Tết cũ nên tiệc mừng năm mới đã dần trở thành truyền thống của xã hội Nga.

Lịch sử đón năm mới ở Nga

Du lịch Nga trọn gói, bạn sẽ biết được trước đây người Nga đón năm mới như thế nào qua năm tháng lịch sử? Cụ thể là vào đầu thế kỷ 18, để trang hoàng đón năm mới tại các gia đình thường có 1 cành cây lộc (chưa phải là cây thông như hiện nay) có treo 3 thứ bắt buộc mang nhiều ý nghĩa. Đó là quả táo- biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, các loại hạt dẻ – biểu tượng cho sự linh thiêng thần thánh và trứng – biểu tượng cho sự thăng tiến, hài hòa và no đủ.

Sang đến đời nữ hoàng Elizavet I (giữa thế kỷ 18), bà rất coi trọng việc tổ chức lễ hội mừng năm mới. Ngày 2/1/1751, tờ báo “St. Petersburg Vedomosti” đã mô tả có khoảng 15.000 người tham gia lễ hội giả trang mừng năm mới trong khuôn viên Hoàng cung.

Còn nữ hoàng Ekaterina thì lại rất coi trọng ăn uống. Những món ngon, cầu kỳ do các đầu bếp người Pháp biểu diễn được bà tôn vinh như là các món quà có ý nghĩa đón mừng năm mới.

Rượu Champagne nổi tiếng ở Nga khi đón năm mới

Khi bước sang thế kỷ 19 thì sao? Trước thế kỷ 19, rượu champagne bị người Nga coi như một loại nước của quỷ vì khi mở nút thì nổ tung và trào bọt… Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại Napoleon, năm 1813 quân đội Nga- với tư cách kẻ thắng trận, tràn vào thành phố Reims (Pháp) đập phá các nhà máy sản xuất champagne nổi tiếng.

ruou_champagne

Rượu Champagne nổi tiếng ở Nga khi đón năm mới

Sau 3 năm kể từ khi biết đến rượu champagne, Nga đã trở thành khách hàng lớn nhất của loại rượu nổi tiếng này. Thời đó, lượng rượu được người Nga sử dụng còn lớn hơn cả người Pháp. Và rượu champagne đã dần trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trên bàn tiệc năm mới ở Nga. Từ giữa thế kỷ 19, cây thông năm mới đã bắt đầu chính thức được trang hoàng trong mỗi gia đình và đến cuối thế kỷ 19 thì nó cũng đã trở nên quen thuộc với ngay cả các gia đình ở nông thôn.

Năm 1937, sau ngày kỷ niệm 20 năm Cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên Liên Xô tổ chức đón năm mới long trọng, rầm rộ và rực rỡ. Nhưng những năm chiến tranh thế giới thứ 2 lại bắt người Nga tạm quên đi việc tổ chức đón Tết.

đón năm mới ở nga

Trang trí nhà vào những ngày năm mới

Rồi những năm kinh tế gặp khó khăn thời bao cấp cũng gây nên những xáo động trong đời sống thường nhật cũng như trong việc tổ chức Tết của người dân Nga. Đặc biệt là những năm 1980 khi Chủ tịch M.Gorbachyov ban bố lệnh cấm uống rượu bia. Các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các loại đồ uống này ví dụ như nho đều bị phá bỏ.

Liên Xô tan rã. Năm 1991, B. Elxin lên làm Tổng thống. Sau 74 năm, nước Nga chính thức kỷ niệm và tổ chức lễ Giáng sinh. Cho tới nay thì những phong tục này vẫn được người người dân Nga đón nhận như là một dịp để chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh.

Nhận xét về văn hóa đón năm mới ở nước Nga

Với thời gian lịch sử như vậy, dần dần phong tục đón năm mới ở Nga trở thành văn hóa và ngày nay nó được tổ chức thưởng niên hàng năm như một lễ hội lớn trong năm. Đừng quên khám phá nước Nga vào những ngày đầu năm các bạn nhé.

Đặc biệt, đây cũng chính là lý do tại sao tour du lịch Nga Tết 2021 luôn có giá trọn gói cao hơn những ngày trong năm là như vậy. Còn gì tuyệt vời hơn khi được khám phá nước Nga vào dịp năm mới đúng không các bạn?

>> Xem thêm: Du lịch Nga mùa hè có gì đặc biệt và thu hút?

Nếu cần thêm thông tin gì về hành trình tour bạn có thể liên hệ với Globaltravel chúng tôi qua số Hotline: 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 hay truy cập vào website: https://globaltravel.com.vn để được tư vấn hỗ trợ 24/24.

Thúc Hà cố trấn – Điểm đến tuyệt đẹp ở Lệ Giang

Nằm cách thành cổ Lệ Giang 5km về phía Bắc, Thúc Hà cổ trấn (Shuhe Old Town) là điểm đến vô cùng hấp dẫn trong tour Lệ Giang Shangrila 6 ngày 5 đêm. Cùng với Đại Nghiên cổ trần, Bạch Sa cổ trấn thì mảnh đất này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế […]

KHÁM PHÁ BÃI BIỂN RAILAY – THIÊN ĐƯỜNG CỦA ĐẤT NƯỚC THÁI LAN

Nổi tiếng là một trong những bãi biển xanh thẳm, thanh bình và nên thơ tại Thái Lan, bãi biển Railay thích hợp là nơi nghỉ dưỡng cho những ai muốn tìm lại cảm giác thư thái sau những ngày làm việc mệt mỏi. Trong tour du lich thai lan 4 ngay 3 dem này, […]

Khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền tại Thái Lan

Mỗi vùng miền tại đất nước Thái Lan đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, bạn đi du lịch thái lan nếu có thời gian thì hãy khám phá văn hóa ẩm thực của từng vùng miền khác nhau tại đất nước chùa vàng này nhé. Ẩm thực Thái Lan mang đến cho […]