Được biết đến với các mỹ danh “ đất nước mặt trời mọc” “ xứ sở hoa anh đào” “ xứ phù tang”. Nhật bản luôn là một điều bí ẩn, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá trong mỗi người. Origami là nghệ thuật xếp giấy. Bạn biết gì về nghệ thuật này khi đi du lịch Nhật Bản?
Nội dung bài viết
1, Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami
Origami là nghệ thuật xếp giấy (hay gấp giấy) có xuất xứ từ Nhật Bản. Cái tên Origami vốn được ghép ghép từ hai từ: “ori” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy“. Từ này chỉ được sử dụng từ năm 1880. Trước đó, người Nhật thường dùng chữ Orikata.
Origami có cách gấp khá đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng chính là xu hướng của gấp giấy Origami hiện đại được nhiều khách du lich Nhat Ban yêu thích.
Khác với thông thường, các quy tắc Origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại đơn giản hơn Origami hiện đại: giấy gấp đa dạng có thể là hình tròn, tam giác hay có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Theo lịch sử, Origami được ra đời từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa nhưng sau đó lan sang Nhật Bản và trở thành nghệ thuật độc đáo của đất nước này.
Origami trước kia được gọi là Orikata, từ năm 1880, chữ này được thay thế bằng Origami và còn tồn tại cho tới ngày nay. Chính xác thì nghệ thuật gấp giấy Origami là kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều) hoặc hình vuông thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa các loài hoa trước khi đi du lịch Nhật Bản (phần 2)
Origami cũng có các quy tắc gấp giấy riêng, các quy tắc này có từ thời Edo (1603-1867) bao gồm giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác và có thể cắt dán trong quá trình gấp. Những quy tắc này đơn giản và bớt nghiêm ngặt hơn so với các quy tắc của Origami hiện đại.
Ban đầu, Origami chỉ là thú vui của trẻ con, sang đến thời phong kiến, Origami đã phát triển nhảy vọt và trở thành niềm yêu thích của người lớn. Thậm chí, Origami truyền thống Nhật Bản có thể là để phục vụ lễ nghi, như noshi (triều Muromachi 1392–1573).
Đặc biệt, ở thời Minh Trị, Origami đã được đưa vào giảng dạy trong các trường mẫu giáo và trở thành một môn học bắt buộc dưới ảnh hưởng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiến cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú.
Vào thế kỉ 12 khi phương pháp chế tạo giấy được truyền sang Châu Âu. Ngày nay, nghệ thuật gấp giấy này đã nổi tiếng và lan truyền ra toàn thế giới, và Origami tồn tại như một phần tất yếu của văn hóa Nhật Bản, người Nhật cũng rất tự hào về nghệ thuật gấp giấy của nước mình.
1,1 Lịch sử Origami Nhật Bản: Tiền thân của Origami
Chúng ta biết rất ít về nguồn gốc của Origami. Vài ý kiến cho là Origami có nguồn gốc từ Trung Quốc khoảng 2000 năm trước. Nhưng điều này hầu như không đúng. Quan niệm này được phỏng đoán dựa trên việc cho rằng Origami bắt đầu có ngay sau khi phát minh ra giấy, chẳng có chứng cớ nào xác minh điều này. Giấy của triều Hậu Hán chẳng cho ta thấy chút bóng dáng nào về Origami.
Lịch sử Origami Nhật Bản: Người ta tin rằng Origami có nguồn gốc từ triều đại Heian dựa trên những truyền thuyết
Ở Nhật, họ dùng giấy trong việc gói quà gọi là “tatogami” hay “tato“. Ngày nay, họ chủ yếu dùng cách đó gói kimono. Việc này thật sự có từ thời Heian. Nhưng nó không có nghĩa là khởi nguồn của Origami vì người ta chỉ gói giấy thành mỗi hình vuông.
Họ dùng giấy kẻ sọc gọi là “shide” hay “heisoku“, và búp bê giấy “hitogata” trong nghi thức của đạo Shinto. Chúng cũng có nguồn gốc cổ xưa.Tuy nhiên, ngày xưa ở Nhật chúng chẳng bao giờ được làm từ giấy cả. Hơn nữa ngay cả ngày nay chúng cũng không nhất thiết phải là búp bê gấp từ giấy.
Chúng ta có thể thấy chẳng có mối quan hệ nào giữa tôn giáo của Nhật Bản và nguồn gốc của Origami cả. Từ “giấy” trong tiếng Nhật và từ “thần” đọc cùng âm với nhau, đều là “kami“, nhưng trong tiếng Nhật cổ thì cách nhấn âm khác nhau. Chúng tôi đã biết được điều thú vị này trong hành trình du lich Nhat Ban 6n5d của mình.
Ta dùng từ Origami từ thời Heian của Nhật. Tuy nhiên cách viết khác và nó cũng không thuần túy là chỉ việc gấp giấy. Một Origami là một mảnh giấy hình phong cảnh được vẽ ở một nửa, nửa kia trắng và thường được viết chữ, thơ… lên đó. Ở Nhật Bản ngày nay, từ “origami-tsuki” (từ ghép có gốc origami) có nghĩa là “xác thực”.
Ở Nhật họ không dùng từ Origami để chỉ việc gấp giấy cho đến thời kỳ Showa. Origami được gọi là “orisue” hay “orikata” vào thời Edo, và “orimono” vào cuối thời Edo đầu thời Showa.
Tác dụng của Origami
Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Một trong số nguyên nhân giúp nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có một số tác dụng như sau:
Tác dụng của Origami đối với tâm lý
Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc Tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami dể phục hồi chức năng và trị liệu về tay.
Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích.
Origami với toán học
Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm “bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được.”
Việc gấp giấy đem lại nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều…
Nghệ thuật gấp giấy Origami có hướng dẫn
Cách xếp trái tim bằng giấy hình vuông
Gấp bông hoa
Gấp con chim
>> Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa các loài hoa trước khi đi du lịch Nhật Bản (phần 3)
Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Trò chơi này không những phổ biến ở Nhật Bản mà hiện nay có rất nhiều người trên thế giới cũng yêu thích.Từ khi xuất hiện thì Origami đã trở thành một trò, một nét thú vị trong phong tục của người Nhật. Chỉ cần sử dụng những mảnh giấy nhỏ là đã có thể biến hóa thành những hình dạng khác nhau, có thể là một con vật, bông hoa, hay đồ vật nào đó.
Tìm hiểu về nghệ thuật gấp giấy Origami là một trải nghiệm thú vị khi đi tour du lịch Nhật Bản. Mọi thông tin chi tiết về tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm, bạn hãy liên hệ với chúng tôi Globaltravel: Hotline 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 để được tư vấn 24/24 nhé.
Tư vấn chat trực tuyến: https://www.messenger.com/t/globaltravelalliance.com.vn
Đông Bích