Đầu tháng bảy, đã có 20 di sản thế giới mới được công nhận, nhiều địa điểm thuộc các quốc gia từ Iran, Trung Quốc đến Argentina đã nhận được danh hiệu này. Hãy cùng Global Travel điểm danh những di sản sau đây:
Công viên quốc gia Los Alerces, Patagonia, Argentina: Công viên này có những khoảng rừng Patagonia cuối cùng còn sót lại.
Thị trấn cổ Hebron/Al-Khalil, Palestine: Khu phố cổ này được xây dựng bằng đá vôi vào thời Mamluk, khoảng từ 1250-1517.
Lake District, Anh: Windermere ở Lake District cuối cùng cũng có mặt trong danh sách của UNESCO sau nhiều năm vận động.
>>>> Xem thêm: LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR NHA TRANG
Khu vực đền Sambor Prei Kuk, Campuchia: Sambor Prei Kuk có nghĩa là “ngôi đền trong rừng rậm”. Khu vực này có nhiều cây cổ thụ lớn, tạo cảm giác huyền bí.
Thành phố Yazd, Iran: Theo UNESCO, khu dân cư này là bằng chứng sống cho sự sinh tồn trong điều kiện hạn chế và khắc nghiệt của sa mạc.
Đảo Thiêng của Okinoshima, Nhật Bản: Hòn đảo nằm ở tây nam Nhật Bản này được coi là vùng linh thiêng, nơi phụ nữ không được phép đặt chân đến. Mỗi năm, đảo chỉ mở cửa đón khách vào một ngày.
Tuyến phòng thủ Venice, Croatia, Italy và Montenegro: Di sản này có 15 công trình phòng thủ nằm rải rác ở Italy, Croatia và Montenegro. Chúng trải dài gần 1.000 km từ vùng Lombard của Italy đến phía đông bờ biển Adriatic.
Cổ Lãng Tự (Kulangsu), Trung Quốc: Mỗi năm, hàng triệu du khách đổ về hòn đảo nhỏ này để tận hưởng khung cảnh cận nhiệt đới và nền văn hóa độc đáo.
Aphrodisias, Thổ Nhĩ Kỳ: Được đặt tên theo nữ thần tình yêu Aphrodite, thành phố này có các con đường chạy quanh kiến trúc công cộng, trong đó có đền thờ, rạp hát và hai khu nhà tắm.
Mỏ Tarnowskie Gory, Ba Lan: Mỏ chì – bạc – kẽm này vẫn còn các hầm thông gió, nhà bếp và hệ thống vệ sinh. Phần lớn khu vực này nằm dưới lòng đất, trong khi cơ sở khai thác phía trên có trạm bơm hơi nước kiểu của thế kỷ 19.
>>>> Xem thêm: NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI ĐÀ NẴNG CÓ ĐIỂM GÌ ĐẶC SẮC?
Cầu cảng Valongo, Brazil: Hàng triệu nô lệ từ châu Phi đã đặt chân lên Brazil ở cầu cảng này.
Hang Swabian Jura, Đức: Loài người hiện đại đến châu Âu vào khoảng 43.000 năm trước, trong kỷ băng hà cuối cùng. Một trong những khu vực đầu tiên họ chọn làm nơi sinh sống là Swabian Jura ở miền Nam nước Đức.
Mbanza Kongo, Angola: Thành phố Mbanza Kongo là thủ phủ về chính trị và tâm linh của Vương quốc Kongo, một trong những vương quốc lớn nhất phía nam châu Phi từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.
Thanh Hải Hy Nhĩ (Qinghai Hoh Xil) , Trung Quốc: Đây là cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới, với hệ thống đồng cỏ và núi non ấn tượng. Nằm ở độ cao 4.480 m so với mực nước biển, nhiệt độ nơi này thường xuyên xuống dưới 0 độ C.
Cảnh quan Dauria, Mông Cổ và Liên bang Nga: Hệ sinh thái quý giá này trải rộng từ phía đông Mông Cổ tới vùng Siberia và đông bắc Trung Quốc.
Cảnh quan văn hóa Khomani, Nam Phi: Khu cảnh quan văn hóa Khomani nằm ở biên giới của Nam Phi với Botswana và Namibia, nơi người Khomani San hình thành những phương thức sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc.
Asmara, Eritrea (Đông Phi): Thủ đô của Eritrea, thành phố Asmara, nổi tiếng với kiến trúc ấn tượng, từ các rạp phim theo phong cách art deco đến những tòa nhà kiểu Futurist (trường phái Tương lai).
Taputapuatea, Polynesia: Khu khảo cổ Taputapuatea từng là trung tâm tôn giáo của Đông Polynesia.