Ngoài chợ phiên Bắc Hà thì du lịch Sapa còn thu hút du khách bởi rất nhiều khu chợ phiên khác. Tuy nhiên, chỉ có khu chợ Cán Cấu là chợ may mắn còn giữ lại được những nét văn hóa sinh hoạt truyền thống hàng trăm năm của người Mông Hoa, Dzao đen, Tày, Nùng và người Dzáy.
Chợ chỉ được họp vào thứ 7 hàng tuần từ 6h sáng đến giữa trưa. Du khách muốn khám phá chợ phiên Cán Cấu khi đi tour Sapa thì nên đến đây vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Con đường để đến chợ Cán Cấu tuy không xa nhưng rất khó khăn. Từ thị trấn Bắc Hà, đi theo đường 153 (lộ trình duy nhất nối với huyện Simacai), khoảng 30km thì đến chợ Cán Cấu, chợ nằm giữa một không gian được bao bọc bởi những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn những ngọn núi, phía xa xa, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp ngút tầm mắt.
Nội dung bài viết
Chợ phiên Cán Cấu ở Sapa
Chợ phiên Cán Cấu nằm trên địa bàn xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Chợ cách trung tâm Lào Cai gần 100km về hướng Đông Bắc.
Chợ được thành lập vào thời gian nào không ai biết nhưng cứ đến thứ 7 hàng tuần, ngôi chợ này trở thành nơi buôn bán các mặt hàng thổ cẩm, thực phẩm, thủ công mĩ nghệ… của người dân tộc sinh sống gần đây.
Chợ phiên Cán Cấu là một trong hai ngôi chợ lớn còn giữ lại nét đẹp của một chợ phiên ở Lào Cai. Tuy không khí họp chợ Cán Cấu không bằng chợ phiên Bắc Hà nhưng cứ mỗi lần chợ Cán Cấu được mở, rất đông du khách tham gia.
>>>Xem thêm: Cầu kính Rồng Mây Sapa ngỡ như cây cầu Sky wall Thiên Môn Sơn
Khuôn viên chợ Cán Cấu
6 Giờ sáng thứ 7 hàng tuần là chợ phiên Cán Cấu đã rực rỡ sắc màu. Bên trên khu đất cao là chợ dân sinh, ở dưới là khu chợ trâu.
Người đi bộ, kẻ đi ngựa, người mang gia súc… làm không khí chợ trở nên sôi động và vô cùng náo nhiệt và tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
Mặc dù chợ được dựng lên trên vách núi nhưng du khách rất dễ dàng đi bộ tham quan những gian hàng trong chợ. Những mặt hàng được bày bán trong chợ được trải ra trên những tấm ni lông hay để trên bàn gỗ để khách du lịch Sapa tự do lựa chọn.
Những mặt hàng được nhiều du khách chú ý nhất chính là đồ thổ cẩm và đặc sản của người dân tộc như rượu ngô, mận Bắc Hà, rau cải mèo, nấm chân chim…
Khoảng hơn 1ha nằm men sườn đồi. Cả khu chợ nhìn như 5 thửa ruộng bậc thang nằm trên con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn Si Ma Cai, Lào Cai. Mỗi thửa ruộng là một gian trưng bày rất nhiều mặt hàng đa dạng đủ màu sắc.
Trong đó, 3 thửa bày bán các mặt hàng thủ công và đặc sản địa phương như đồ thổ cẩm, dược thảo, rau củ, đồ thêu mĩ nghệ…, hai thửa còn lại bày bán những món ăn của người dân tộc (rượu ngô, cốm, thắng cố) và đồ dùng gia đình như đèn pin, bàn chải, nồi, chảo, chén, bát…
Ngoài 5 gian hàng bán đồ trên, chợ Cán Cấu còn 1 khu đất rộng bày bán trâu. Cứ mỗi lần họp chợ, có hàng trăm con trâu từ khắp các thôn ở Bắc Hà, Si Ma Cai được bày bán trên ô đất này. Những loài gia súc khác cũng được người dân bản gần đó dẫn đến chợ để bán.
Khu bán trâu tấp lập
Nổi bật nhất trong số 5 khu vực buôn bán của chợ có lẽ là khu vực gia súc. Mỗi lần mở chợ, có hàng trăm con gia súc, đặc biệt là trâu được người dân bản mang ra đây bán. Chính vì thế, chợ Cán Cấu còn có tên gọi là chợ trâu.
Giữa “rừng” trâu, người đến bán, kẻ đến mua, có cả những người dân và khách du lịch Sapa hiếu kỳ cũng đến xem, thưởng thức không khí nhộn nhịp. Tuy không ồn ào, náo nhiệt như ở khu chợ trên, nhưng chợ trâu lại có sự sôi động riêng.
Người mua kẻ bán cứ thầm lặng nhìn ngắm, đến khi ưng ý thì sôi nổi giao dịch, còn như chúng tôi khi đến đây trong tour Sapa 3 ngày 2 đêm thì chỉ để ngắm trâu, xem cảnh giao dịch bán mua, họ tụ tập thành từng nhóm quanh những chú trâu để ngắm nghía, bình phẩm, trao đổi với nhau…
Chợ trâu Cán Cấu thường kéo dài đến tận quá trưa. Khi những lái buôn đã gom đủ số trâu và lùa lên ô tô, hoặc tập trung thành từng tốp trên con đường liên huyện, thì cũng là lúc người dân tranh thủ mua sắm những vật dụng cần thiết rồi đưa đàn trâu còn lại về bản.
Đối với người Mông Hoa và người Giáy, gia súc (đặc biệt là trâu) được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống làm nông của họ. Mỗi lần họp chợ, họ đều muốn mua được những giống gia súc tốt nhất để phục vụ tốt hơn cho công việc làm nông của mình.
Ngoài trâu là gia súc chiếm đa số, khu vực gia súc còn bán cả bò, ngựa, lừa, chim và cả chó nữa. Những loài động vật gắn liền với cuộc sống của con người đều tập trung lại tại phiên chợ tạo nên sự đa dạng về mặt hàng buôn bán trong chợ, khiến người mua có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Khu vực ẩm thực của chợ Cán Cấu
Khu ẩm thực cũng hấp dẫn khá đông khách du lịch đến tham quan. Khu vực này bán rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn như bún, phở, thắng cố, xôi, bánh ngô, bánh rán…
Từ lúc họp chợ cho đến lúc kết thúc, không lúc nào mà chợ phiên Cán Cấu vắng người mua và khách du lịch Sapa đến tham quan, mua sắm cả.
Chợ phiên Cán Cấu là không gian văn hóa cộng đồng luôn được mong chờ của đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng hòa mình vào dòng người tấp nập trong hành trình Sapa 2 ngày 1 đêm, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những chiếc váy thổ cẩm vô cùng lộng lẫy như những con bướm hoa khổng lồ. Hay mua tặng bạn bè người thân của mình những chiếc túi được dệt bằng đôi bàn tay khéo léo của các cô gái nơi đây sau chuyến đi nha.
>>>Xem thêm: Chợ Bắc Hà – Chợ phiên vùng cao Tây Bắc
Mọi thông tin chi tiết về chợ phiên Cán Cấu nói riêng và tour Sapa nói chung, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0943.59.8288 / 0943.39.8288 để biết thêm chi tiết nhé.
Đông Bích