Menu
Ẩm thực Sapa nổi danh là những món ăn ngon, đặc trưng cho khu vực núi rừng Tây Bắc. Bất kỳ du khách nào đến đây cũng muốn thưởng thức những món ăn mang hương vị của núi rừng. Nếu bạn có dịp đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử những món ngon dưới đây ít nhất 1 lần?

1, Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món Cốn Sủi – Gà Đen – Đồ Nướng Sapa

Cốn Sủi Sapa

Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món Cốn Sủi

Cốn Sủi Sapa

Tuy chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm, nhưng món cốn sủi Sapa đã chinh phục được rất nhiều thực khách du lịch trẻ tuổi bốn phương. Cốn sủi vốn là món ăn của người Hoa. Nhưng do người Hoa hay buôn bán tấp nập ở khu vực biên giới. Cho nên, món ăn này vì thế mà phổ biến và trở thành món ăn đặc sản của Lào Cai. Ngày nay, chính món cốn sủi đã làm biết bao khách du lịch Sapa yêu thích.

Thưởng thức Cốn Sủi Sapa

Nghe tên có vẻ giống món sủi cảo, nhưng nó không hề có sủi cảo. Cốn sủi có nghĩa là món ăn khô trong nước xốt hay còn được gọi là phở khan. Những ai lần đầu mới ăn cốn sủi Sapa, hẳn sẽ thấy rất ngạc nhiên về món ăn này.

Bởi cuốn sủi được làm từ những sợi bánh phở mềm mềm như món phở ở Hà Nội vậy. Nhưng lạ là nó lại không có nhiều nước như phở mà chỉ có một chút nước sốt đặc sệt như bánh canh ở Huế, Sài Gòn vừa đủ làm ướt bánh phở.

Cốn Sủi Sapa

Cốn Sủi Sapa

Bánh phở trắng tinh to hơn sợi phở Hà Nội sẽ được đặt dưới đáy bát mà bạn thưởng thức khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm. Trên lớp phở ấy, người ta rắc chút mỳ bằng củ rong hoặc khoai lang rang giòn cùng nhiều gia vị. Thịt bò được nấu sền sệt kì công. Còn thịt lợn thái sợi. Thêm vào đó là miếng trứng luộc cắt làm tư. Sau đó, họ thêm một chút bột tiêu nhỏ mịn và hạt đậu phộng dã nhuyễn lên trên cùng.
Cuối cùng là người ta chan ngập nước sốt được nấu đặc sền sệt vào bát. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến hương vị của món cốn sủi Sapa.

Gà Đen Sapa

Gà Đen Sapa

Gà Đen Sapa

Gà ác hay còn gọi là gà đen Sapa. Loại gà này được chăn thả tự nhiên nên thịt săn chắc và rất thơm ngon. Mỗi con gà ác chỉ nặng hơn 1kg. Chúng có màu da hơi đen nên nhiều người gọi tên khác là gà đen. Cũng giống như lợn cắp nách Sapa, gà ác cũng là một đặc sản của Sapa. Gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, nếu gà được ướp tẩm với mật ong rồi đem nướng dưới than hồng, sau đó chấm thịt gà với muối tiêu chanh, lá bạc hà là ngon nhất. Nếu bạn có dịp đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món ngon này.

Đồ Nướng Sapa

Đồ Nướng Sapa

Đồ Nướng Sapa

Đồ nướng Sapa ngon và hấp dẫn du khách là do  tẩm ướp bằng những thứ gia bị đặc trưng của núi rừng. Nào mắc khén, hạt dổi, tương ớt mường khương..Một số quán còn có bí quyết riêng, họ ướp thêm những thứ lá cây gia vị bí mật khác. Mục đích để tạo lên hương vị riêng cho món đồ nướng. Nhưng cơ bản là những thứ gia vị đặc trưng Tây Bắc đó.

2, Rau Cải Mèo Sapa

Rau Cải Mèo Sapa

Rau Cải Mèo Sapa

Rau cải mèo là một trong những thực phẩm rau rừng và là đặc sản Sapa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều người thường thắc mắc về tên gọi của rau cải mèo. Sỡ dĩ, loài rau này có tên như vậy là do những lá cây được bao phủ bởi một lớp lông, lá có các đường viền.

Rau cải mèo có vị hơi đắng, giòn và dai. Càng ăn thì bạn sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của rau. Bạn có thể dùng rau cải mèo để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Chẳng hạn như món rau cải mèo luộc, nấu canh hay xào hoặc nhúng lẩu.

3, Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món Thắng Cố Sapa

Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món Thắng Cố Sapa

Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món Thắng Cố Sapa

Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông được xuất hiện cách đây 200 năm. Khi đó, người H’Mông về Bắc Hà – Lào Cai cư trú. Sau được các dân tộc Kinh, Dzao, Tày và Thái…học tập. Ngày nay, món thắng cố đã trở thành món ăn phổ biến và không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc. Đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.

Thắng cố truyền thống ban đầu chỉ được nấu từ ngựa. Sau đó, chúng được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu và lợn. Đồng thời, họ còn sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu với các công thức nấu khác nhau. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai.

4, Thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh Sapa

Thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh Sapa

Thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh Sapa

Bên cạnh món thắng cố trứ danh được nhiều du khách thưởng thức khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm thì món thịt ngựa cũng hấp dẫn du khách không kém. Thịt ngựa ở Sa Pa còn được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Chẳng hạn như món thịt ngựa nướng than, nướng giấy bạc và xào lăn…

Trong thời tiết se lạnh, du khách có thể thưởng thức thịt ngựa cháy tỏi và tiêu xanh. Sau khi sơ chế, thịt ngựa được nướng cả tảng trên than để có mặt ngoài chín giòn và bên trong tái. Nó gần giống bít tết thịt bò và thái từng miếng không tách rời. Sau đó, đầu bếp sẽ ướp thịt với nước sốt sa tế, tỏi, hành khô băm nhuyễn và tiêu xanh. Tiếp đến, họ bọc giấy bạc và nướng lại trên than nóng. Nhờ vậy, thịt mềm và không bị khô.

Vị ngọt tự nhiên của thịt ngựa hòa quyện cùng sốt gia vị cay nóng sẽ giúp khách du lịch Sapa làm ấm cơ thể trong những ngày mưa phùn lất phất. Giá bán tham khảo cho một đĩa thịt ngựa cháy tỏi là 250.000 đồng.

5, Xôi 7 màu Sapa

Xôi bảy màu là một món ăn ngon và được người dân nơi đây vô cùng coi trọng. Bởi, ngoài sự ngon miệng và đẹp mắt thì đằng sau 7 màu xôi lại là một ý nghĩa tâm linh cao cả.  7 Màu của món xôi là màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm, nâu, màu xanh cửu long, màu xanh chuối, xanh vàng và vàng. Trông món xôi như một chiếc cầu vồng đủ sắc trong nền ẩm thực Sapa phong phú.
Để có những dĩa xôi ngon, người dân địa phương phải chọn gạo cho ngon. Đó là loại gạo nếp hạt do dài, tròn và mẩy mang đi ngâm trong nước tầm 12 tiếng đồng hồ. Sau đó, họ vớt ra rồi ngâm tiếp với những nước màu trong vòng 3 giờ nữa. 7 Màu của xôi được nhuộm từ một số loại cây như nghệ, hoa vàng và cây cầm hoa,…

7 Màu của xôi được tạo ra như thế nào?

Nếu có dịp thưởng thức món xôi 7 màu khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm thì chắc hẳn bạn cũng chưa thể biết được 7 màu của xôi được tao ra như thế nào? Theo như chúng tôi tìm hiểu:

Màu vàng của xôi có được từ màu của cây hoa vàng đem phơi khô. Khi cần dùng, họ đem lá khô đó ra luộc thêm chút muối. Nếu cho nhiều muối hơn thi màu sẽ nhạt đi. Sau đó, họ lọc kỹ rồi dùng ngâm gạo.

Xôi 7 màu Sapa

Xôi 7 màu Sapa

Màu đỏ tươi thì dùng lá xôi đũa đem luộc cho kỹ. Sau đó, họ lọc lấy nước đó dùng để ngâm gạo.

Màu tím cũng được lấy từ lá xôi đũa nhưng họ cần giã với tro bếp tức tro của than củi. Lá trước khi giã đem đốt cho hơi héo rồi giã với tro bếp theo tỉ lệ định sẵn rồi mới đem đi ngâm gạo.

Màu xanh cửu long thì được lấy từ màu của hỗn hợp lá xôi hoa và tro bếp. Nhưng nó được làm theo tỉ lệ đã định và đem đi ngâm gạo. Sao cho khi vớt ra, gạo có mùa xanh cửu long nhạt khi đồ lên sẽ được màu chuẩn. Còn nếu để nó bị đậm màu khi đồ sẽ sang màu chàm.

Màu xanh lá thì phải dùng gạo nếp đã ngâm ngả sang vàng. Sau đó, người ta ngâm chúng cùng nước xôi màu xanh cửu long với lượng vừa đủ.

Màu nâu có được từ việc ngâm gạo màu đỏ cờ rồi ngâm tiếp với lá xôi đũa và tro trong vòng 1 giờ rồi vớt ra.

Màu đỏ thẫm là màu khó nhuộm nhất. Người ta phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ đem ngâm với lá xôi hoa theo tỉ lệ có sẵn. Tỉ lệ này phải vô cùng chính xác. Bởi vì, nếu chỉ cần sai một chút sẽ không ra được màu như ý.

6, Thưởng thức cơm lam khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm

Cơm lam Sapa cũng là một món đặc sản khó quên. Bên bếp than hồng bán đồ nướng ở Sapa mà chuyến đi Sapa 3 ngày 2 đêm vừa qua mình thấy chỗ nào cũng có cả vài chục lam cơm treo lúc lỉu. Cơm nếp nương dẻo thơm thường được lam sẵn. Lớp vỏ cháy đen khi lam đã được người dân tước bỏ hết lộ ra lớp áo trong trắng sạch.

Thưởng thức cơm lam khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm

Thưởng thức cơm lam khi đi Sapa 2 ngày 1 đêm

Theo mình được biết, từ Lam được mấy bác dân tộc tức là kiếm ống giang và ống nứa phạt một đầu đi. Còn phần kia bỏ thứ cần “ lam” như thịt, cá , gạo và rau vào. Sau đó, họ bỏ lên trên ngọn lửa. Lúc đó mới gọi là Lam. Khác với việc nấu cứ bỏ vào nồi bắc bếp là xong. Công nghệ “ lam” ở Sapa yêu cầu phải xoay ống nứa, ông giang cho khéo không bị cháy ống nhưng vẫn đủ độ chín.

7, Thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp Sapa có nguồn gốc từ xưa kia. Theo như mình tìm hiểu thìngười Thái đen ngày xưa nghĩ rằng: Các loại thịt nếu đem tẩm ướp với các loại gia vị rồi làm khô thì sẽ bảo quản được lâu hơn. Chính vì vậy, họ lấy thịt ở phần bắp, vai và lưng rồi cắt thành những dải thịt dài theo dọc thớ thịt rồi đem tẩm ướp với một số loại gia vị. Sau đó, họ đem vắt trên gác bếp. Thịt trâu sẽ tự chín mà không cần đun nhờ chúng lên men. Bởi các gia vị tẩm ướp và nhiệt độ của khói bếp củi, bếp than bốc lên làm chúng tự chín.

Thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp trở thành đặc sản Sapa được rất nhiều khách du lịch yêu thích. Nó luôn có trong thực đơn của các nhà hàng và quán ăn tại đây.
Nếu có dịp đi Sapa 2 ngày 1 đêm thì bạn đừng quên mua món ngon này về làm quà nhé. Mỗi kg thịt trâu gác bếp có giá khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng.

8, Gỏi Cá Hồi Sapa

Cá hồi Sapa được nuôi tại khu vực Thác Bạc, Bản Khoang và Séo Mý Tỷ… Nhờ nuôi hoàn toàn trong nguồn nước lạnh tự nhiên, nên sản phẩm cá hồi ở đây rất thơm và ngậy. Qua bàn tay tài hoa của các đầu bếp ở Sapa, cá hồi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi, lẩu, cá hồi tẩm bột chiên giòn, cá hồi cuốn nấm nướng và cháo cá hồi đậu xanh…

Gỏi Cá Hồi Sapa

Gỏi Cá Hồi Sapa

Dù được chế biến theo cách nào, khách du lịch Sapa cũng vẫn cảm nhận được vị thơm bùi và béo ngậy của thịt cá hồi hòa quyện với những gia vị đặc trưng của vùng cao Lào Cai. Nổi bật vẫn là món gỏi cá hồi sống. Đây là một món ăn cực kỳ sang chảnh của các nhà hàng nổi tiếng ở Sapa.

9, Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món lẩu Cá Tầm

Món lẩu cá tầm Sapa được chế biến với hương vị đậm đà. Nó trở thành món ăn ngon khó cưỡng đối với những ai đi du lịch Sapa. Trời đông se lạnh, được ngồi quây quần bên nhau nhâm nhi lẩu cá tầm sapa thì thật thú vị.

Lẩu Cá Tầm

Đi Sapa 2 ngày 1 đêm nhất định nên thử món lẩu Cá Tầm

10. Lợn Cắp Nách Sapa

Nếu bạn có dịp đi Sapa 2 ngày 1 đêm hoặc đến các điểm phía Tây Bắc thì đừng bỏ qua món thịt lợn Cắp Nách. Đây là một món ăn rất đặc trưng và hấp dẫn. Có thể nói, đây là món ăn đặc sản miền núi. Lợn cắp nách Sapa bình dị từ trong chính những món ăn của họ. Nhưng chính những nét bình dị ấy lại có sức hút thần kì đối với du khách.

Lợn Cắp Nách Sapa

Lợn Cắp Nách Sapa

Ngay từ cái tên đã gợi lên sự tò mò với du khách, sở dĩ gọi là lợn cắp nách vì mỗi con lơn này chỉ nặng từ 4 – 6 kg. Thịt lợn ngọt, thơm và da giòn sừn sựt. Thịt lợn có thể được chế biến thành nhiều món từ đơn giản đến phức tạp kèm theo với những gia vị đặc trưng của người bản xứ. Món nào cũng ngon tuyệt. Vừa ăn thịt lợn cắp nách vừa nhâm nhi ly rượu táo mèo hay rượu ngô giữa cái lạnh của Sapa. Đây chắc hẳn là một trải nghiệm khó quên trong lòng du khách.
Nếu có dịp bạn đi Sapa 2 ngày 1 đêm thì nhất định nên thử những món ngon mà mình giới thiệu qua ở trên bài viết. Ngoài ra, quý bạn đọc cần mình chia sẻ thêm kinh nghiệm đi Sapa thì có thể liên hệ với mình qua số điện thoại: 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 này nhé.

TIỆM BÁNH RÁN BÌNH DÂN NGON NGẤT NGÂY TẠI CHỢ NAMDAEMUN

Đi du lịch Hàn Quốc tại thủ đô Seoul và đặc biệt là tới khu chợ nổi tiếng Namdaemun, du khách sẽ không khỏi ngây ngất khi được thưởng thức hương vị tại tiệm bánh rán bình dân . Hãy cùng Global Travel chúng tôi dạo vòng quanh chợ Namdaemun để khám phá loại bánh […]

NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐI DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Phượng Hoàng Cổ Trấn đang là điểm đến nhận được sự quan tâm rất lớn của du khách đi tour du lịch Trung Quốc giá rẻ. Thật ngạc nhiên khi giữa lòng đất nước Trung Quốc rộng lớn, sầm uất lại mọc lên một Phượng Hoàng cổ kính, xinh đẹp đến vậy. Với bề dày […]

Du lịch Fansipan mùa nào đẹp nhất

Bất cứ ai đi du lịch Sapa đều muốn chinh phục đỉnh Fansipan dù lịch trình đi ngắn hay dài. Bởi Fansipan là đỉnh núi cao nhất 3 nước Đông Dương, được dân phượt bụi gọi với cái tên yêu thương là nóc nhà Đông Dương. Vậy nóc nhà Đông Dương- Fansipan vào mùa nào […]