Đất nước Hàn Quốc không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cung điện lịch sử tráng lệ, những ngôi chùa linh thiêng nằm trong khung cảnh hòa nguyện với thiên nhiên sông, núi, cây cỏ, những con đường đẹp, những hòn đảo đẹp được ví như thiêng đường tình yêu, một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc mang thương hiệu trên toàn thế giới…mà khi đi du lịch Hàn Quốc, du khách còn được khám phá nền văn hóa đặc trưng nơi đây.
Trong các phong tục tập quán của người Hàn Quốc, bạn nên biết về văn hóa ẩm thực truyền thống trong ngày lễ hôn nhân trước khi đi du lịch Hàn Quốc tự túc hay trọn gói. Chúng tôi sẽ giúp cac bạn tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này ngay sau đây nhé:
Nội dung bài viết
1, Phong tục cưới hỏi truyền thống của đất nước Hàn Quốc
Lễ cưới ở người Hàn Quốc còn được xem như là “liên minh của hai dòng họ”. Đây không phải là vấn đề kết hợp người đàn ông và người đàn bà bởi tình yêu, mà là sự kết hợp của hai gia đình.
Theo như chúng tôi tìm hiểu và được biết trong tour du lich Han Quoc 5 ngay 4 dem thì nghi lễ cưới của người Hàn Quốc bao hàm bốn nội dung sau:
- Thứ nhất, cô dâu và chú rể phải điều chỉnh các mối quan hệ để hai gia đình gắn kết lại qua quan hệ thông gia.
- Thứ hai, đôi vợ chồng trẻ phải sống với nhau suốt đời.
- Thứ ba, cặp vợ chồng trẻ phải thương yêu nhau mãi mãi.
- Thứ tư, là sự mong đợi cặp vợ chồng trẻ sinh được nhiều con cái, nhất là nhiều con trai nối dõi.
Từ thời xa xưa, do tính chất quan trọng của nghi lễ cưới trong cơ cấu của những nghi lễ gia đình nên nghi lễ cưới xin của người Hàn Quốc đã tuân theo những quy định bắt buộc. Thông thường, tổ chức một đám cưới phải trải qua sáu nghi lễ chính: Napchae (dạm ngõ), munmyeong (xin tuổi, ngày sinh, tháng đẻ của cô dâu), napgil (bói toán xem tương lai của hôn nhân, sau đó thông báo chính thức cho nhà gái), napjing (gửi quà sang nhà gái để cúng gia tiên, khẳng định ngày cưới), cheonggi (nhà trai gửi thư cho nhà gái ấn định ngày cưới), chiyeong (nghi lễ cưới ở nhà cô dâu).
Tuy nhiên, cùng với thời gian, các nghi lễ cưới của người Hàn Quốc có xu hướng đơn giản hóa, đến ngày nay chỉ còn bốn bước, đó là: uihon(lễ giạm ngõ và bàn bạc những nghi lễ tiếp theo giữa hai gia đình), napchae (kết hợp giữa napchae truyền thống và lễ mynnyeong), nappye (kết hợp nghi lễ napgil với napjing và cheonggi) và chinyeong (lễ cưới). Những nghi lễ này được mô phỏng theo những nghi lễ cưới của Trung Quốc – bạn đừng quên tì hiểu điều này trước khi đi tour du lịch Trung Quốc nhé. Nó được du nhập vào Hàn Quốc thời trị vì của vua Sukjong (1674-1720), vị vua thứ 19 của triều đại Joseon, triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
>>>Xem thêm: Phong tục đặc trưng của người Hàn Quốc mà bạn nên biết trước khi đi du lịch
Song song với những nghi thức tốt đẹp đó là những món ăn được dâng cho nhau, nhằm tỏ lòng tôn kính giữa hai nhà mới kết thông gia. Cùng tìm hiểu món ăn hôn lễ Hàn Quốc để cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc này bạn
2, Các món ăn trong hôn lễ ở Hàn Quốc
2,1 Ẩm thực Pyebaek
Pyebaek theo phong tục là lễ lạy của cô dâu mới dành cho bố mẹ chồng và những người lớn tuổi bên gia đình chồng. Tức đây là lễ ra mắt đầu tiên của cô con dâu để bắt đầu cuộc sống mới bên gia đình chồng.
Nghi lễ này có thể bắt đầu ngay sau khi hôn lễ kết thúc để cặp vợ chồng mới lên đường hưởng tuần trăng mật, tuy nhiên cũng có lúc ngày lễ này dời lại sau hôn lễ vài ngày.
Theo phong tục cổ truyền Hàn Quốc thì lúc này, cô dâu phải mang những món ăn mà bên gia đình mình đã chuẩn bị sẵn để dâng lên gia đình chồng. Các món ăn đều được bày biện rất đẹp mắt cũng như trong những hộp rất sang trọng.
Các món ăn được sử dụng trong lễ Pyebaek thông thường sẽ là táo đỏ, hạt dẻ, món cửu vị, thịt khô, gà cùng các loại bánh truyền thống Hàn Quốc. Trong đó, món gà được trang trí nhiều quả táo đỏ sẽ được dâng lên cho mẹ chồng với ý nghĩa sinh con nối dõi cho nhà chồng. Thịt khô sẽ được dâng cho cả bố mẹ chồng với ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính cũng như suốt đời phụng dưỡng bố mẹ chồng. Nếu có dịp tham gia lễ cưới truyền thống trong tour du lich Han Quoc thì bạn nên nhớ ẩm thực trong nghi lễ này nhé.
Trong khi đó, hạt dẻ và táo đỏ chỉ để dâng cho bố chồng với ý nghĩa mong bố chồng đối xử với mình thật dịu dàng, ân cần để cuộc sống cô dâu mới ở nhà chồng trôi qua dễ dàng hơn.
2,2 Ẩm thực Ibaji
Món Ibaji có nghĩa là những món ăn được chuẩn bị với tấm lòng chân thành và tôn kính nhất. Đây là nghi lễ không thể bỏ qua sau khi hai nhà bắt đầu mối quan hệ sui gia với nhau.
Theo phong tục ngày xưa thì sau khi hôn lễ kết thúc vài ngày, mọi người đã dần trở lại nếp sống như trước đây thì hai bên gia đình sui gia bắt đầu chuẩn bị những món ăn Ibaji để gửi cho nhau, nhằm thể hiện lòng tôn kính cũng như là lần chào hỏi đầu tiên sau khi hai nhà kết thông gia.
Tuy nhiên, về sau này phong tục có đổi khác một chút. Thay vì chỉ gửi những hộp thức ăn sang trọng đến thì lần này đích thân mẹ cô dâu sẽ đến chào hỏi, đồng thời cũng mang theo các món Ibaji.
Sự thay đổi này có ý nghĩa rất mộc mạc và giàu tình cảm rằng mẹ ruột cô gái muốn biết sau khi về nhà chồng thì con mình có thích ứng tốt với gia đình chồng hay không, gia đình sui gia đối xử với con mình thế nào… Và sau khi gia đình cô dâu mang món Ibaji đến thì gia đình phía nhà trai cũng gửi lễ đáp trả.
Cũng tùy theo vùng mà các món ăn Ibaji thông thường sẽ bao gồm bánh ttok, bánh ngọt truyền thống Hàn, nhân sâm, thịt, cá, hải sản và các món phụ khác… Tất nhiên, để tỏ lòng tôn kính thì các món ăn này cũng được cho vào các hộp sang trọng và đóng gói cẩn thận, đẹp mắt.
Trên đây là văn hóa ẩm thực truyền thống trong ngày lễ hôn nhân ở Hàn Quốc mà bạn có thể tham khảo khi có dự định khám phá xứ sở kim chi xinh đẹp này nhé.
Để biết thêm chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tớ qua Hotline: 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 để được tư vấn hỗ trợ 24/24.
>>>Xem thêm: Bạn sẽ được thưởng thưc món ngon gì khi đi du lịch Hàn Quốc vào ngày Tết?
Tư vấn chat trực tuyến: https://www.messenger.com/t/globaltravelalliance.com.vn
Đông Bích